Tham dự buổi bảo vệ có PGS.TS.KTS. Lê Quân - Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; PGS.TS.KTS. Phạm Trọng Thuật - Chủ tịch Hội đồng Trường; PGS.TS.KTS. Nguyễn Tuấn Anh - Phó Hiệu trưởng; các nhà khoa học, các giảng viên đang làm công tác giảng dạy trong và ngoài Trường; đồng nghiệp cùng gia đình và bạn bè của Nghiên cứu sinh.
Với những kết quả đạt được trong luận án, NCS Trần Mạnh Cường đã hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Luận án có những đóng góp thiết thực vào việc:
- Một là: làm rõ cấu trúc của vấn đề tính bản địa trong kiến trúc, xác lập được các phương thức biểu hiện và các khía cạnh biểu hiện tính bản địa tương ứng với các thành phần của môi cảnh bản địa, góp phần hệ thống hoá các lý luận và nhận thức về tính bản địa trong kiến trúc;
- Hai là: xây dựng được hệ thống tiêu chí nhận diện biểu hiện tính bản địa trong kiến trúc đương đại Việt Nam (gồm 7 nhóm với 25 tiêu chí thành phần). Hệ thống tiêu chí đã được vận dụng có hiệu quả để nhận diện biểu hiện tính bản địa trong một số công trình kiến trúc cụ thể;
- Ba là: đề xuất quan điểm định hướng, một số nguyên tắc và thủ pháp nhằm nâng cao hiệu quả biểu hiện tính bản địa trong kiến trúc đương đại Việt Nam; trên cơ sở đó có thể phát triển thành phương pháp thiết kế kiến trúc thể hiện tính bản địa để áp dụng trong thực tế...
Hội đồng đánh giá đây là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập, nghiêm túc, bám sát và đáp ứng được những yêu cầu của luận án Tiến sĩ. Nghiên cứu sinh đã vận dụng lý thuyết để phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết vấn đề nghiên cứu. Kết quả phân tích và một số nhận định có chất lượng khoa học. Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn.
Với kết quả 07/07 phiếu tán thành, Hội đồng đã thông qua Nghị quyết và đề nghị Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cấp văn bằng học vị Tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh Trần Mạnh Cường.
PGS.TS.KTS. Lê Quân - Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tặng hoa chúc mừng Nghiên cứu sinh cùng Người hướng dẫn khoa học
Nghiên cứu sinh Trần Mạnh Cường trình bày Luận án