Sáng 16/5/2017, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội phối hợp cùng Viện Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam và Trường Đại học Kỹ thuật Cottbus (BTU - Đức) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Kiến trúc Nhà nổi” (Floatting Architecture). Hội thảo được tổ chức với sự bảo trợ của Hội Kiến trúc sư Việt Nam.
TS Eduard Voelker cũng bày tỏ mong muốn kết nối các đối tượng quan tâm, cùng thực hiện và phát triển kết quả nghiên cứu này.
Nằm trong khuôn khổ Dự án Schwimmtour, thuộc Chương trình City of Tomorrow (được hỗ trợ bởi Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức), dự án này hướng tới việc cung cấp và chuyển giao những kiến thức, kỹ thuật xây dựng nhà nổi từ Châu Âu tới Việt Nam; trao đổi kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu kiến trúc nhà nổi, đề xuất mô hình nhà nổi bền vững, đó là mô hình nhà nổi có thể tự cung tự cấp bằng cách sử dụng năng lượng thay thế, tự cung tự cấp nước uống, sử dụng tái chế chất thải cũng như tối ưu hoá vật liệu và kết cấu của ngôi nhà. Mặt khác, TS. Eduard Voelker đề xuất những kinh nghiệm trong việc quy hoạch, bảo tồn và phát triển các cộng đồng nhà nổi ở Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.
Cũng tại Hội thảo, BTU đã phát động cuộc thi thiết kế nhà nổi dành cho sinh viên.
PGS.TS.KTS. Phạm Trọng Thuật – Chủ tịch Hội đồng Trường phát biểu tại hội thảo
Theo TS Eduard Voelker - Trưởng phòng Nghiên cứu Dự án, Đại học BTU (Đức): Biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm chung của toàn cầu, trong đó có Việt Nam - Quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề hậu quả của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Trước thực trạng đó, kiến trúc nhà nổi được xem như một loại hình thay thế sáng tạo và bền vững cho việc xây dựng các khu vực duyên hải, đang có nguy cơ biến mất do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Trên cơ sở truyền thống lâu đời của những ngôi làng nổi ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác, nhà nổi đang trở thành một loại hình định cư mới, đáp ứng nhu cầu người dân và thu hút du khách trên khắp thế giới. TS Eduard Voelker cũng bày tỏ mong muốn kết nối các đối tượng quan tâm, cùng thực hiện và phát triển kết quả nghiên cứu này.
Nằm trong khuôn khổ Dự án Schwimmtour, thuộc Chương trình City of Tomorrow (được hỗ trợ bởi Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức), dự án này hướng tới việc cung cấp và chuyển giao những kiến thức, kỹ thuật xây dựng nhà nổi từ Châu Âu tới Việt Nam; trao đổi kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu kiến trúc nhà nổi, đề xuất mô hình nhà nổi bền vững, đó là mô hình nhà nổi có thể tự cung tự cấp bằng cách sử dụng năng lượng thay thế, tự cung tự cấp nước uống, sử dụng tái chế chất thải cũng như tối ưu hoá vật liệu và kết cấu của ngôi nhà. Mặt khác, TS. Eduard Voelker đề xuất những kinh nghiệm trong việc quy hoạch, bảo tồn và phát triển các cộng đồng nhà nổi ở Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.
Cũng tại Hội thảo, BTU đã phát động cuộc thi thiết kế nhà nổi dành cho sinh viên.
Toàn cảnh hội thảo