Khoa Quản lý đô thị
Mã ngành: 7580302_2
Thời gian đào tạo: 4 năm
Tổ hợp xét tuyển năm 2022:
- A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- A01: Toán, Vật lý, Anh văn
- C01: Toán, Ngữ văn, Vật lý
- D01: Toán, Ngữ văn, Anh văn
Vận tải và Logistics là hai phần rất quan trọng của dịch vụ vận tải và phân phối, đang trở thành một trong những ngành nghề “hot” + hút nguồn nhân lực rất lớn hiện nay.
Ngành “hot”, lương cao, cơ hội việc làm ở mọi loại hình doanh nghiệp
Dịch vụ logistics là một quá trình khép kín từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát hàng hóa đến nơi tiêu thụ cuối cùng là người tiêu dùng. Logistics gồm rất nhiều dịch vụ như vận tải, kho bãi, xếp dỡ… với nhiều tiềm năng để phát triển.
Sau khi tốt nghiệp, các sinh viên chuyên ngành Quản lý vận tải và Logistic có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
- Chuyên viên về xuất nhập khẩu, phụ trách kinh doanh, lên kế hoạch hay phân tích; thu mua; Kiểm kê, quản trị kinh doanh dịch vụ vận tải, Quản lý kho bãi, quản lý vận chuyển, giám sát; Nhân viên quản lý hàng hóa; Điều phối viên vận tải; Điều phối viên sản xuất/ Phân tích viên... tại các tập đoàn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực vận tải và logistics và thương mại quốc tế.
- Chuyên viên lên kế hoạch hay phân tích; Thực thi và kiểm soát luồng dịch chuyển hàng hóa; Nghiên cứu chính sách .... tại các cơ quan quản lý nhà nước Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch đầu tư… về lĩnh vực vận tải và logistics và thương mại quốc tế
- Giảng viên, nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu, trường Đại học, Cao đẳng…
Logistics là ngành có mức lương “khủng”. Tại Việt Nam, nhân viên Logictics có mức lương khởi điểm từ 6 – 7 triệu/tháng, trong khi đó các vị trí Lãnh Đạo Cao Cấp và Quản Lý đang rất cần nguồn nhân sự để phát triển ngành. Cụ thể như mức lương cho vị trí Logictics Manager dao động từ 3.000 – 4.000 USD/tháng, vị trí Giám Đốc Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain Director) có mức lương từ 5.000 – 7.000 USD/tháng.
Kiến thức tổng hợp khi học Quản lý Vận tải và Logistic tại HAU
Chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý vận tải và logistic tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (HAU) được xây dựng theo phương pháp tiếp cận CDIO – một trong những phương pháp nổi tiếng thế giới bởi các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý vận tải và logistic.
Chương trình tập trung vào các khái niệm và ứng dụng thực tế được sử dụng trong lĩnh vực Quản lý vận tải và Logistic và các lĩnh vực nghề nghiệp. Chương trình bao gồm các nguyên tắc Quản lý vận tải và Logistic, các khía cạnh pháp lý, thực hành, tài chính, kinh tế và thẩm định; các lĩnh vực về nghiệp vụ Quản lý vận tải và Logistic cũng như quản trị rủi ro trong Quản lý vận tải và Logistic.
Kết hợp được kiến thức liên quan đến Quản lý vận tải và Logistic của các ngành: Kinh tế, Tài chính, Kiến trúc, Xây dựng; Quản trị nhân lực, Quản trị rủi ro, đầu tư quốc tế.
Kết hợp các lĩnh vực chuyên môn: Pháp luật (Kinh tế), Kinh tế, tài chính (Kinh tế đô thị, Tài chính doanh nghiệp); Quản lý đô thị (Quản lý tài sản và bất động sản); Thị trường (Marketing trong doanh nghiệp, marketing quốc tế), đầu tư quốc tế (Kinh doanh quốc tế); Quản trị rủi ro (doanh nghiệp, chuỗi cung ứng); Quản lý dự án.
Kết hợp các kỹ năng mềm (đàm phán, xây dựng chiến lược, giao tiếp, soạn thảo văn bản) và kiến thức bổ trợ (khoa học quản lý, tâm lý học); Kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực kinh doanh Logistics và Chuỗi cung ứng. Kỹ năng phân tích, thiết kế, vận hành và cải tiến các hệ thống hoặc quy trình liên quan đến Logistics và chuỗi cung ứng phục vụ cho sự phát triển bền vững.
Sinh viên Quản lý vận tải và logistics tại HAU sẽ có được những kiến thức theo nhóm lĩnh vực sau:
- Kiến thức về KD thương mại: Cung cấp các kiến thức về kinh doanh, ngoại thương, marketing quốc tế, tài chính tiền tệ và quản trị doanh nghiệp.
- Kiến thức về quản lý vận tải: Cung cấp các kiến thức về quy hoạch và quản lý giao thông vận tải hàng hóa, xây dựng chiến lược vận tải, ứng dụng công nghệ ITS cho quy hoạch và quản lý vận tải...
- Kiến thức về dịch vụ logistic: Cung cấp các kiến thức về hệ thống dịch vụ logistics, vận hành và quản lý rủi ro trong cung ứng dịch vụ logistics, các nghiệp vụ về ngoại thương, hải quan, vận tải hàng hóa trong nước và quốc tế.
HAU – Chất lượng đào tạo cao
Trường Đại học kiến trúc Hà Nội với bề dày hơn 50 năm đào tạo, là một trong những trường được đánh giá cao về chất lượng đào tạo và nhanh nhạy trong việc nắm bắt xu hướng xã hội để cung cấp kịp thời nguồn nhân lực cho phát triển đất nước.
Trường đã có chiến lược phát triển trở thành trường đại học đa ngành nghề với đội ngũ giảng viên được đào tạo chuyên sâu về kinh tế trình độ Tiến sỹ, Thạc sỹ trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, xây dựng các chương trình đào tạo mới, mã ngành đào tạo mới là một trong những mục tiêu chiến lược của Nhà trường trong quá trình hội nhập. Hiện nay, trong các ngành đào tạo tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội có nhiều ngành, chuyên ngành cùng nhóm ngành, đặc biệt là từ các chuyên ngành Quản lý xây dựng; Kinh tế xây dựng; kỹ thuật cơ sở hạ tầng; kỹ thuật công trình giao thông… đang được dạy có liên quan đến chuyên ngành Quản lý vận tải và logistic.
Sinh viên Quản lý vận tải và logistic được trang bị những kiến thức thể hiện tư duy phân tích, phán đoán sáng suốt, hành vi đạo đức, làm việc theo nhóm, kiến thức chuyên ngành về Quản lý vận tải và cung ứng nhằm đáp ứng được sự đa dạng theo yêu cầu của các vị trí việc làm trong ngành quản lý vận tải và hậu cần. Sau khi tốt nghiệp sinh viên ngành Quản lý vận tải và chuỗi cung ứng biết:
- Hiểu các vấn đề hiện tại và tương lai khi giao thông vận tải tác động đến nền kinh tế, hệ thống công cộng, cơ sở hạ tầng quốc gia và địa phương, và môi trường.
- Phân biệt điểm mạnh và điểm yếu của các phương thức vận tải như vận tải hàng không, đường sắt, đường thủy, đường bộ từ đó có khả năng quản lý tích hợp vận tải đa phương thức.
- Quy hoạch, định hướng, xây dựng kế hoạch và thực hiện vận tải hàng hóa và dịch vụ bao gồm tuyến, phương tiện, cơ sở vật chất và kho bãi…từ đó xác định các yếu tố liên quan như giám sát dịch chuyển, an toàn, nhân sự, cơ cấu tài chính, môi trường, các thủ tục hành chính công và các quy định pháp lý liên quan đến giao thông vận tải.
- Quản lý tích hợp của các mối quan hệ giữa các tổ chức vận tải trong chuỗi cung ứng, bao gồm lựa chọn nhà cung cấp, quy trình đấu thầu và đàm phán, hợp tác và đo lường hiệu suất sử dụng với tư duy sáng tạo và phản biện để nâng cao khả năng giải quyết vấn đề.
- Khả năng liên hệ và phân tích quản lý vận tải, chuỗi cung ứng và hậu cần với các chức năng kinh doanh khác bao gồm tài chính, tiếp thị, hoạt động và công nghệ thông tin.
- Biết xác định, kiểm soát và áp dụng các quy trình vận tải, kinh doanh, các yếu tố kinh tế và những cân nhắc về nhân sự cần thiết để vận hành hoặc quản lý một doanh nghiệp hoặc nhóm / bộ phận trong một thực thể thương mại.
- Vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học để quản lý cung cấp dịch vụ vận tải hoặc hậu cần, quản lý việc di chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi và phương tiện, phân tích vận tải và hậu cần hoặc quản lý tài khoản và bán hàng của dịch vụ hậu cần cũng như xử lý những rủi ro theo các phương thức hiệu quả và an toàn nhất trong môi trường trong nước và toàn cầu...
Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư Quản lý vận tải và chuỗi cung ứng có thể làm việc với tư cách là người quản lý vận tải và các dịch vụ hậu cần tại:
1. Các cơ quan nhà nước như Sở ban ngành giao thông vận tải, công thương và xây dựng hay tại các Hiệp hội vận tải và thương mại.
2. Tại các tập đoàn, công ty Logistics trong nước và quốc tế với các vị trí như: nhân viên hoạch định vận tải; Nhân viên hoạch định sản suất, Nhân viên thu mua; Quản trị nguyên vật liệu; Nhân viên/ nhà quản trị tồn kho, nhân viên/ nhà quản trị kho bãi vận tải, phân phối; Chuyên viên tư vấn và phân tích chuỗi cung ứng; Quản trị cung ứng, nhà quản trị logistics, nhà quản trị dự án, nhà quản trị thông tin trên chuỗi, giám đốc sản xuất hay quản lý vùng…
Chúng tôi hoan nghênh và chào đón bạn trở thành thành viên HAU!
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội – Nơi kiến tạo tương lai!